BLOG
NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP
Ngày nay, bạn dễ dàng bắt gặp một số đối tượng hay người thân tìm đến bạn với những lời chào mời về một sản phẩm nào đó, nếu bạn tham gia có thể kiếm thêm thu nhập với một lợi nhuận “khổng lồ”. Đó, chính là những nhân viên bán hàng đa cấp, và bạn chính là “con mồi” mà họ đang nhắm đến, vì họ có thể bán được sản phẩm kết hợp bạn là nhân viên “cấp dưới”. Vậy, kinh doanh bán hàng đa cấp có thật sự mang lại doanh thu cao như những lời hứa hẹn. Hãy cùng EBO tìm hiểu nhé!
1.Lịch sử hình thành
Ra đời vào đầu thập niên 90, bán hàng đa cấp đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt mạnh mẽ trên toàn cầu. Trong giai đoạn bùng nổ (từ năm 1979 – 1990), hàng trăm công ty đa cấp được thành lập mỗi ngày. “Sức nóng” của bán hàng đa cấp mạnh mẽ đến mức các công ty kinh doanh truyền thống như Ford, Colgate, Coca-Cola cũng dần áp dụng phương thức này vào việc phân phối sản phẩm. Tại Việt Nam, kinh doanh đa cấp bắt đầu bước chân vào thị trường Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ 21.
Kinh doanh đa cấp có nhiều công ty lừa đảo núp bóng và một bộ phận không nhỏ nhà phân phối sai trái đã làm cho dư luận bắt đầu lên tiếng phản đối kinh doanh đa cấp. Đến thời điểm cuối năm 2004, tại Việt Nam đã có khoảng 20 Công ty bán hàng đa cấp phân phối sản phẩm chủ yếu về ngành chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.
Đầu tháng 10, năm 2009, Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam được thành lập. Hiệp hội được thành lập và bổ nhiệm bà Trương Thị Nhi (Tổng giám đốc công ty TNHH TM Lô Hội, nhà đại diện tại Việt Nam của tập đoàn Forever Living Products Hoa Kỳ) là chủ tịch nhiệm kỳ 2009-2014.
Tính đến tháng 6/2011, theo báo cáo của Bộ Công Thương, nước Việt Nam đã có 63 doanh nghiệp được cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp. Tính tới năm 2013, Việt Nam có hơn 1 triệu người bán hàng đa cấp
2.Hình thức hoạt động
Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng thù lao từ 2 nguồn:
-
Hoa hồng trực tiếp được tính trên doanh số bán hàng.
-
Hoa hồng gián tiếp là khoản tiền thưởng khi xây dựng mạng lưới tiêu thụ của người tham gia bán hàng đa cấp.
Như vậy, người bán hàng đa cấp sẽ giúp doanh nghiệp bán hàng và được trả hoa hồng chứ không phải là người tham gia đầu tư để hưởng lợi nhuận.
Thủ đoạn quen thuộc của các doanh nghiệp lừa đảo luôn là tổ chức những buổi hội thảo, hội nghị khách hàng, đại hội hoa hồng…Dùng phương pháp “truyền khẩu” để lôi kéo đông người đến tham dự. Tại sự kiện, đánh vào lòng tham, tâm lý hám lợi, muốn thành triệu phú, tỷ phú một cách nhanh nhất của người dân, thông điệp mà các nhóm tội phạm đưa ra luôn là những lời quảng cáo bịp bợm, tô vẽ về khả năng sinh lợi khi tham gia vào mạng lưới, những viễn cảnh giàu sang, không cần phải làm gì mà vẫn được hưởng tiền hoa hồng…để tạo ra cho họ ảo tưởng về một hình thức kinh doanh siêu lợi nhuận.
3.Mức xử lý
“Theo quy định của pháp luật, cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh đa cấp chưa được cấp phép hoặc kinh doanh theo hình thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100 - 200 triệu đồng, hoặc có thể bị xử lý hình sự mà mức phạt lên tới 5 tỷ đồng hoặc 5 năm tù giam, quy định tại Điều 217a Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017”.
Bộ Công Thương đang rà soát và đề xuất sửa đổi các quy định của Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; đồng thời, tổ chức, triển khai thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp giai đoạn 2021 - 2025.