BLOG
Danh sách những ngành nghề cần đăng ký với Bộ Công Thương
Nhiều bài viết phần lớn đều nhắc nhở các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nên đăng ký với Bộ Công Thương, nhưng bạn chưa xác định được ngành nghề nào nên đi đăng ký. Sau đây, bài viết cung cấp cho các bạn một số ngành nghề kinh doanh nào cần đăng ký với Bộ Công Thương.
Công thương là gì?
Công thương là công nghiệp và thương nghiệp, công thương bao gồm một số ngành nghề kinh tế đặc biệt, có nhiều tác động tới đời sống kinh tế của người dân và đôi khi nó còn tác động lên cả vấn đề an ninh và xã hội.
Chính vì bao gồm nhiều ngành nghề đặc thù có tác động lớn tới nhiều mặt xã hội như vậy nên sự kiểm soát cần phải chặt chẽ hơn nhằm tạo ra môi trường kinh doanh bền vững và an toàn.
-
Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô
Với hoạt động kinh doanh sản xuất, lắp ráp với xe ô tô thì doanh nghiệp phải có quyền sử dụng hợp pháp đối với nhà xưởng, dây chuyền công nghệ lắp ráp đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu.
-
Kinh doanh rượu
Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công là thành viên thuộc làng nghề sản xuất rượu thủ công không phải xin cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.
Tổ chức, cá nhân đại diện làng nghề phải xin cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công cho làng nghề và chịu trách nhiệm về các điều kiện sản xuất rượu áp dụng chung cho các thành viên thuộc làng nghề.
-
Nhượng quyền thương mại
Yêu cầu hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền cần phải được hoạt động ít nhất 1 năm. Hàng hóa thuộc dạng được phép kinh doanh nhượng quyền không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.
-
Kinh doanh khí
Hoạt động kinh doanh bao gồm các loại khí: LPG, LNG, CNG. Đây cũng là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Điều kiện để được cấp phép kinh doanh được quy định chi tiết tại Nghị định số 87 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh khí.
-
Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy)
Điều kiện để được tham gia kinh doanh đối với vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy) được quy định chi tiết tại Nghị định số 71 năm 2018 của Chính phủ hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.
-
Kinh doanh tiền chất thuốc nổ:
Xem tại Nghị định số 71 năm 2018 của Chính phủ hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.
-
Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền thuốc nổ
Để sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thì đơn vị, tổ chức phải có hoạt động khoáng sản, dầu khí hoặc công trình xây dựng, công trình nghiên cứu cần đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Ngoài ra còn cần có kho chứa, công nghệ thiết bị, phương tiện phục vụ công tác sử dụng vật liệu.
-
Dịch vụ giám định thương mại
Theo quy định tại Điều 257 – Luật Thương mại năm 2005 thì để được phép kinh doanh dịch vụ giám định thương mại cần có các điều kiện sau: “Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có đủ các điều kiện sau: 1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
2. Có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 259 của Luật này; 3. Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hóa, dịch vụ theo quy định của luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hóa, dịch vụ đó.”
-
Kinh doanh dịch vụ nổ mìn
-
Kinh doanh hóa chất trừ hóa chất bị cấm theo Công ước quốc tế về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
-
Kinh doanh phân bón vô cơ
-
Kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá
-
Hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa
-
Hoạt động phát điện, truyền tải, phân phối, bán buôn, bán lẻ, xuất, nhập khẩu điện, tư vấn chuyên ngành điện lực
-
Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Công thương
-
Xuất khẩu gạo
-
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt.
-
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thực phẩm đông lạnh.
-
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa đã qua sử dụng.
-
Nhượng quyền thương mại.
-
Kinh doanh than.
-
Kinh doanh dịch vụ Lô-gi-stic.
-
Kinh doanh khoáng sản.
-
Kinh doanh tiền chất công nghiệp.
-
Hoạt động buôn bán hàng hóa và hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài.
-
Hoạt động thương mại điện tử.
-
Hoạt động dầu khí.
-
Kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp với thiết bị áp, thiết bị nâng đặc thù chuyên ngành công nghiệp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, trang thiết bị khai thác mỏ, dầu khí, trừ thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác trên biển.
-
Kiểm toán năng lượng Điều kiện để được phép kinh doanh kiểm toán năng lượng được quy định cụ thể tại Điều 34, 35 – Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010.
-
Kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp:
Xem quy định chi tiết đối với điều kiện được phép kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp tại các Điều 7 và Điều 28 – Nghị định số 40 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết đến các bạn, chúc các bạn thành công